leftcenterrightdel
 

Theo nghiên cứu, tia cực tím trong ánh nắng vô cùng nguy hại cho làn da. Những ảnh hưởng xấu có thể kể tới:

+ Khiến da đen sạm;

+ Da bị yếu, hàng rào bảo vệ tự nhiên của da bị huỷ hoại;

+ Da có thâm nám, tàn nhang, đồi mồi;

+ Da nhanh lão hoá vói các nếp nhăn, vết chân chim ở đuôi mắt;

+ Da có lỗ chân lông to và dễ nổi mụn hơn;

+ Da thậm chí còn bị cháy nắng;

+ Bị giãn mao mạch;

+ Da khô, thường xuyên bong tróc nứt nẻ;

+ Da trở nên nhạy cảm, dễ bị nổi mẩn đỏ, kích ứng, bị ngứa….

+ Da không đều màu, xỉn màu;

+ Da thường xuyên mang dáng vẻ mệt mỏi, thiếu sức sống;

+ Ung thư da…

Tác dụng của kem chống nắng

Các biện pháp bảo vệ như đội mũ, mặc áo chống nắng…không cản được tia UV. Do đó, việc sử dụng kem chống nắng là cần thiết. Những sản phẩm này sẽ tạo lớp “áo giáp” bảo vệ an toàn hơn nhiều cho làn da của bạn.

Trong thời kỳ công nghệ hiện đại ngày nay, nhiều loại kem chống nắng còn có khả năng dưỡng da tuyệt vời. Ngoài việc bảo vệ da, các loại kem chống nắng còn giúp:

+ Dưỡng ẩm cho da căng mướt;

+ Hỗ trợ điều trị mụn và se khít lỗ chân lông;

+ Dưỡng da trắng hồng và đều màu;

+ Phục hồi hư tổn trên da, đặc biệt với các thương tổn do ánh nắng gây lên;

+ Sử dụng như lớp kem che khuyết điểm, kem nền…

+ Ngăn ngừa lão hoá da…

Kem chống nắng vật lý hay kem chống nắng Sunblock thường gồm các thành phần titanium dioxide và zinc oxide với cơ chế tác dụng ngay sau khi thoa lên da mà không cần phải đợi khoảng 30 phút trước khi ra ngoài như kem chống nắng hóa học. Ngoài ra, nó còn tạo thành lớp màng bảo vệ trong thời gian dài. Kem chống nắng vật lý phù hợp với mọi đối tượng và có thể dùng cho trẻ em hay người có làn da nhạy cảm.

leftcenterrightdel
 

Kem chống nắng hóa học còn gọi là Sunscreen gồm các thành phần avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,… hoạt động như một lớp màng thấm sâu vào da để ngăn chặn tia UV xâm nhập vào sâu dưới da. Kem chống nắng hóa học có kết cấu mỏng nhẹ hơn kem chống nắng vật lý nên được nhiều người ưa chuộng.

Cách sử dụng kem chống nắng hiệu quả

Không ít người có suy nghĩ rằng chỉ khi trời nắng mới cần thoa kem chống nắng. Tuy nhiên, ngay cả trời không nắng, râm mát thì bạn cũng cần phải thoa kem chống nắng khi ra ngoài trời bởi tia tử ngoại vẫn có thể tấn công làn da của bạn. Thời gian thoa kem nên bắt đầu từ khoảng 9 giờ sáng cho đến 5 giờ chiều.

Nếu sử dụng kem chống nắng hóa học thì trước khi ra ngoài trời khoảng 20 phút bạn phải bôi kem để kem có đủ thời gian “kích hoạt” chức năng bảo vệ da.

Còn nếu bạn đang sử dụng các loại kem chống nắng khoáng thì không cần phải bôi trước như vậy bởi chúng có khả năng bảo vệ da ngay sau khi thoa lên.

Và dù sử dụng loại kem chống nắng nào thì cứ sau khoảng 2 giờ phải thoa lại một lần, nhất là khi tham gia các hoạt động dưới nước hoặc đổ nhiều mồ hôi.

Khi thoa kem chống nắng cho mặt thì lượng kem lý tưởng nhất là một giọt tròn với đường kính khoảng 2cm. Còn khi thoa cho các vùng da cổ, cánh tay và chân thì bạn cần dùng lượng nhiều hơn, khoảng một chén rượu nhỏ.

Nếu da bạn đang có mụn lại càng nên sử dụng kem chống nắng. Vì ánh nắng sẽ khiến tình trạng mụn viêm của mụn tồi tệ hơn.

Bên cạnh đó, khi bị mụn, bạn sẽ cần dùng tới những sản phẩm đặc trị để trị mụn, việc này cũng làm da bạn trở nên nhạy cảm hơn. Chính vì vậy, nếu muốn mụn thuyên giảm, đừng quên thoa kem chống nắng mỗi ngày. Lưu ý chọn loại có thành phần lành tính, phù hợp với da mụn, không gây bít tắc lỗ chân lông.

Tuy kem chống nắng có rất nhiều tác dụng, nhưng nó vẫn sẽ gây ra một số tác dụng phụ nếu bạn chọn loại không phù hợp với da như:

Kích ứng da: Sau khi bôi kem lên da, da có biểu hiện sưng đỏ, ngứa rát. Cực kỳ khó chịu.

Dị ứng: Do da bạn không phù hợp với một thành phần nào đó có trong kem chống nắng, khiến da bị dị ứng, sưng phù. Nghiêm trọng hơn là bị chảy mụn nước.

Nếu không may xuất hiện những dấu hiệu trên, bạn cần tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán. Cũng như được tư vấn loại kem chống nắng phù hợp với da.

P.Y

Nguồn
Link bài gốc