Cụ thể, Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM  Nguyễn Toàn Thắng cho biết, sẽ có 43 dự án cần thu hồi đất, 21 dự án cần thu hồi đất và có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa (trong đó có 3 dự án có chuyển mục đích sử dụng trên 10 ha đất trồng lúa), 6 dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 10 ha, 1 dự án chuyển mục đích đất rừng phòng hộ dưới 20 ha (tại huyện Cần Giờ), 32 dự án cần điều chỉnh diện tích thu hồi đất và điều chỉnh diện tích chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng.

Tổng cộng có khoảng 901,20 ha đất trồng lúa trên địa bàn TP.HCM có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất. Trong đó quận Bình Tân có 19,84 ha, huyện Nhà Bè 60,77 ha, huyện Hóc Môn 395,80 ha, huyện Cần Giờ 60,82 ha, huyện Củ Chi 78,13 ha, huyện Bình Chánh 128,36 ha và TP.Thủ Đức có 142,19 ha.

leftcenterrightdel
 Phần lớn quỹ đất nông nghiệp tại TP.Thủ Đức và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi đã nhiều năm không thể canh tác bởi tác động của đô thị hóa, ô nhiễm nguồn nước (Ảnh: Quỳnh Danh).

Mục đích của việc các huyện, quận đồng loạt chuyển đất nông nghiệp lên đất phi nông nghiệp nhằm chủ trương tạo điều kiện tốt trong việc giải quyết nhà ở cho người dân, vì ở các địa phương này nhu cầu về nhà ở rất lớn.

Trước đó, từ năm 2016 - 2020, đã có 26.246 ha đất nông nghiệp của TP.HCM được chuyển sang đất phi nông nghiệp; 1.363 ha đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở và xu hướng này vẫn đang tiếp tục.

Trong năm 2021, TP.HCM đã ký quyết định phê duyệt cho huyện Bình Chánh được chuyển tổng cộng gần 1.350 ha từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

Theo thống kê, tính đến năm 2020, TP.HCM có 88.005 ha đất nông nghiệp, chiếm tỷ lệ 42,1% diện tích đất toàn thành phố; Đất phi nông nghiệp 118.890 ha, chiếm 56,9%. Tập trung chủ yếu tại các huyện: Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè và quận 9 cũ…

Đến nay, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng TP.HCM là đầu tàu về kinh tế, du lịch, dịch vụ, nhưng vẫn giữ gần 50% đất nông nghiệp là một con số quá lớn trong khi nông nghiệp chỉ đóng góp vào GRDP của thành phố là 0,8%. Trong khi đất cho công nghiệp, dịch vụ dù diện tích chỉ khoảng 8%, nhưng đóng góp đến 99% GRDP. Chính vì vậy, cần xem xét cho chuyển thêm diện tích đất nông nghiệp sang các loại đất phi nông nghiệp để phát triển kinh tế TP.HCM.

Huỳnh Mai (t/h)


Nguồn Kinh tế và môi trường
Link bài gốc

https://kinhtemoitruong.vn/tphcm-du-kien-chuyen-cong-nang-hon-900-ha-dat-trong-lua-de-phat-trien-do-thi-61740.html