Ngày 18/6 thi môn Ngữ văn và Ngoại ngữ.

Sáng 19/6 thi môn Toán.

Ngày 20/6 dành cho các thí sinh dự thi môn chuyên vào các trường trung học phổ thông chuyên.

Bài thi môn Toán và bài thi môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút/bài.

Bài thi môn Ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài 60 phút.

leftcenterrightdel
 

Đề thi các môn vào lớp 10 tại Hà Nội gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình trung học cơ sở hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9. Đề thi môn Toán, Ngữ văn bảo đảm 4 cấp độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cấp độ cao. Đề thi môn ngoại ngữ chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và một số câu ở cấp độ vận dụng.

Học sinh nộp “Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2022-2023” tại trường nơi đang học lớp 9; hạn cuối vào ngày 13/5. Ngày 23/5, thí sinh xem danh sách dự tuyển tại trường nơi đang học lớp 9. Thí sinh tự do, thí sinh tỉnh ngoài xem tại các phòng giáo dục và đào tạo, nơi đã nộp phiếu đăng ký dự tuyển.

leftcenterrightdel
 

Ngày 31/5, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ công bố số lượng học sinh dự tuyển vào từng trường trung học phổ thông công lập tại các phòng giáo dục và đào tạo, Cổng thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

Năm học 2021-2022, Hà Nội có khoảng 129.000 học sinh xét tốt nghiệp trung học cơ sở, tăng khoảng 19.000 học sinh so với năm học 2020-2021. Các trường THPT tuyển vào lớp 10 khoảng 104.000 học sinh (trong đó có khoảng 77.000 học sinh vào trường công lập, số còn lại vào trường tư thục).

Học sinh được đăng ký 3 nguyện vọng vào lớp 10

Học sinh có thể đăng ký 3 nguyện vọng xét tuyển vào lớp 10, trong đó, nguyện vọng 3 có thể vào trường THPT thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ.

Theo quy định, TP có 12 khu vực tuyển sinh: (1) Ba Đình, Tây Hồ, (2) Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng; (3) Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy; (4) Hoàng Mai, Thanh Trì; (5) Long Biên, Gia Lâm; (6) Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh; (7) Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Đan Phượng; (8) Phúc Thọ, Ba Vì, Sơn Tây; (9) Thạch Thất, Quốc Oai; (10) Hà Đông, Chương Mỹ, Thanh Oai; (11) Thường Tín, Phú Xuyên; (12) Ứng Hòa, Mỹ Đức.

Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3. Trong đó, nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 phải thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định, nguyện vọng 3 có thể thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ. Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký.

Nếu học sinh chỉ đăng ký 2 nguyện vọng vào 2 trường THPT công lập thì phải đăng ký nguyện vọng 1 thuộc khu vực tuyển sinh quy định, nguyện vọng 2 thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ. Nếu học sinh chỉ đăng ký duy nhất 1 nguyện vọng vào 1 trường THPT công lập, có thể đăng ký vào trường THPT thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ.

Những học sinh thuộc vùng giáp ranh giữa khu vực tuyển sinh hoặc có chỗ ở thực tế khác với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú được phép đổi khu vực tuyển sinh với điều kiện nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 phải đăng ký dự tuyển vào 2 trường THPT công lập trong cùng khu vực tuyển sinh đã thay đổi. Nguyện vọng 3 (nếu có) sẽ thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ.

Ngoài ra, còn một số trường hợp khác mà học sinh cần lưu ý: Nếu học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 không chuyên của các trường THPT Chu Văn An (lớp tiếng Anh), THPT Sơn Tây, THPT Việt Đức (lớp tiếng Đức ngoại ngữ 2, hệ 7 năm), Phổ thông Dân tộc nội trú thì nguyện vọng 1 là các trường này; nguyện vọng 2 (nếu có) phải thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định, nguyện vọng 3 (nếu có) thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ.

Học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp tiếng Nhật (ngoại ngữ 1) thì được đăng ký dự tuyển nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 vào hai trong ba trường THPT gồm: Chu Văn An, Kim Liên, Việt Đức; nguyện vọng 3 (nếu có) thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ.

N.H

Nguồn
Link bài gốc