7 doanh nhân Việt Nam trong danh sách tỷ phú thế giới năm 2022 vừa được công bố gồm: Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Nova Group Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương.

leftcenterrightdel
 Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng vẫn là người giàu nhất Việt Nam khi sở hữu 6,2 tỷ USD, xếp ở vị trí thứ 411 trong danh sách tỷ phú thế giới năm 2022 (giảm 67 thứ bậc). So với năm ngoái (7,3 tỷ USD), khối tài sản của ông Vượng giảm tới 1,1 tỷ USD, tương đương giảm 15%.

Người giàu thứ hai Việt Nam là Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, sở hữu 3,2 tỷ USD, xếp ở vị trí thứ 951 thế giới. So với năm ngoái (2,2 tỷ USD), khối tài sản của ông Long tăng 1 tỷ USD, tương đương tăng 31%.

CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo là người giàu thứ ba Việt Nam, sở hữu 3,1 tỷ USD, xếp ở vị trí 984 thế giới. So với năm ngoái (2,8 tỷ USD), khối tài sản của bà Thảo tăng 0,3 tỷ USD, tương đương tăng 9,6%.

Đáng chú ý, lần đầu tiên đầu tiên xuất hiện trong danh sách của Forbes, Chủ tịch Nova Group Bùi Thành Nhơn chiếm ngay vị trí người giàu thứ tư Việt Nam, xếp thứ 1.053 thế giới. Khối tài sản của ông Nhơn được định giá 2,9 tỷ USD.

leftcenterrightdel
 Chủ tịch Nova Group Bùi Thành Nhơn

Tiếp theo là doanh nhân Hồ Hùng Anh, với khối tài sản 2,3 tỷ USD, xếp vị trí 1.341 thế giới. So với năm ngoái (1,6 tỷ USD), tài sản của Chủ tịch Techcombank tăng 0,7 tỷ USD, tương đương tăng 30%.

Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang có mức gia tăng tài sản cao nhất, đạt 36%, xếp ở vị trí 1.579 thế giới. Khối tài sản của doanh nhân này cũng đã tăng 0,7 tỷ USD từ 1,2 tỷ USD năm ngoái lên 1,9 tỷ USD.

Khối tài sản của Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương vẫn giữ nguyên ở mức 1,6 tỷ USD và doanh nhân này được xếp ở vị trí 1.818 thế giới.

Như vậy, tổng tài sản của 7 doanh nhân Việt Nam nằm trong danh sách tỷ phú thế giới năm 2022 của Forbes lên tới 21,2 tỷ USD.

Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang có mức gia tăng tài sản cao nhất, đạt 36%, kế tiếp lần lượt là ông Trần Đình Long (31%), ông Hồ Hùng Anh (30%), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (9,6%).

Phương pháp được Forbes lựa chọn để đánh giá quy mô tài sản của một cá nhân dựa vào giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái. Ngoài ra, Forbes cũng đánh giá nhiều tài sản khác bao gồm sở hữu tại các công ty riêng, bất động sản, các tác phẩm nghệ thuật, du thuyền và nhiều loại tài sản khác.

Bên cạnh đó, các phóng viên của Forbes sẽ đến gặp và phỏng vấn các ứng viên trong danh sách tỷ phú, cùng những người có liên quan như nhân viên, đối thủ, luật sư và các chuyên viên phân tích từ các công ty chứng khoán. Forbes cũng theo dõi những thỏa thuận mua bán tài sản, chuyển nhượng bất động sản, mua sắm các tác phẩm nghệ thuật của các ứng cử viên.

N.H

Nguồn
Link bài gốc