Công ty cổ phần Sông Đà 4 (MCK: SD4) được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Công ty TNHH Nhà nước MTV Sông Đà 4 (thuộc Tổng Công ty Sông Đà). Công ty có 07 đơn vị trực thuộc. Giữ cương vị Chủ tịch HĐQT là ông Đặng Văn Chiến, giữ cương vị Tổng Giám đốc là ông Nguyễn Tiến Dũng.

Được biết, vào ngày 18, 24/11 vừa qua, ông Phạm Quang Hưng – Chủ tịch UBND huyện Kim Thành (tỉnh Hải Dương) đã có Quyết định số 2997/QĐ-UBND, Quyết định số 2957/QĐ-UBND lựa chọn Công ty cổ phần Sông Đà 4 thực hiện 02 công trình thuộc dự án “Cải tạo, điều chỉnh tổ chức giao thông tại khu vực nút giao Km15+835 QL.17B với đường 20-9, thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành (có giá là: 48,23 tỷ đồng)”, và dự án “Xây dựng tuyến đường giao thông từ Trung tâm y tế huyện đi Quỳnh Khê 1 – Kim Xuyên trên địa bàn huyện Kim Thành (có giá là: 31,54 tỷ đồng).

leftcenterrightdel
 


Quá trình lựa chọn Công ty cổ phần Sông Đà 4 diễn ra có đảm bảo tính minh bạch, cạnh tranh, hiệu quả kinh tế hay không sẽ được nói ở kỳ sau. Còn từ báo cáo tài chính giữa niên độ 2021 đã cho thấy, Công ty cổ phần Sông Đà 4 đang có các khoản nợ đã quá hạn thanh toán và khó có khả năng thu hồi với số dư nợ tại 30/06/2021 hơn 128,56 tỷ đồng.

Theo cơ quan kiểm toán thì đây là khoản nợ mà Công ty đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu hồi được: “Dựa trên các thông tin hiện có, kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để xác định khả năng thu hồi của các khoản nợ nêu trên. Theo đó, chúng tôi không thể xác định liệu có cần thiết phải điều chỉnh khoản mục -“Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi” hay không cũng như không thể ước tính ảnh hưởng (nếu có) đến các khoản mục khác của Báo cáo tài chính giữa niên độ”, kiểm toán nêu. 

leftcenterrightdel
 


Tại báo cáo tài chính, kiểm toán đã nhấn mạnh đến thông tin liên quan đến Công trình Thủy điện Xekaman I. Theo đó, tại ngày 30/6/2021, nợ phải thu và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang liên quan đến Công trình Thủy điện Xekaman 1 lần lượt là 187,02 tỷ đồng và 56,022 tỷ đồng.

Được biết, Công trình Thủy điện Xekaman 1 đã hoàn thành và đi vào phát điện cuối năm 2016 nhưng cho đến thời điểm hiện nay các hạng mục dở dang vẫn đang trong quá trình nghiệm thu, bù giải; nợ phải thu của Công ty cũng chưa được thanh toán. Theo điều khoản thanh toán của Hợp đồng 08/2007/HĐ-SD và các Phụ lục hợp đồng sửa đổi bổ sung kèm theo về việc thi công một số hạng mục Công trình Thủy diện Xekamin I, Tổng Công ty Sông Đà (bên giao thầu) sẽ thanh toán cho Công ty cổ phần Sông Đà 4 (bên nhận thầu) ngay sau khi được chủ đầu tư (Công ty TNHH Điện Xekaman l) thanh toán. Cho đến thời điểm hiện nay, Công ty vẫn chưa được thu hồi được khoản nợ liên quan đến Công trình Thủy diện Xekaman I do Tổng Công ty Sông Đã chưa nhận được tiền thành toàn từ Chủ đầu tư.

leftcenterrightdel
 

Ngược lại, báo cáo tài chính giữa niên độ cũng thể hiện, Công ty cổ phần Sông Đà 4 đang có khoản vay ngắn hạn tại thời điểm 30/06/2021 lên đến hơn 400 tỷ đồng, trong đó nhiều nhất là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai (tài sản bảo đảm bảo nợ vay bằng tài sản cố định với giá trị còn lại đến ngày 30/06/2021 là 73,4 tỷ đồng và quyền đòi nợ khối lượng xây lắp tại các công trình Thủy điện Nậm Na 2, Nậm Na 3, Lai Châu, Huội Quảng, Xekaman 1); Khoản vay tại Ngân hàng TMVP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây được thế chấp bảo đảm nợ bằng tài sản cố định với giá trị còn lại tại thời điểm 30/06/2021 là 11,66 tỷ đồng và quyền đòi nợ khối lượng xây lắp tại các công trình thủy điện Đăk Pô Cô, Bản Ang, Mông Ân, Nậm Củm 4…

leftcenterrightdel
 

Đối với phần thuế và các khoản phải nộp nhà nước, báo cáo tài chính thể hiện: Các chi nhánh 4.05, 4.09 và Chi nhánh Công ty cổ phần Sông Đà 4 (TP Hà Nội), là các chi nhánh khai thuế giá trị gia tăng riêng, đã bị phong tỏa hóa đơn do còn nợ thuế. Do đó, doanh thu nội bộ mà các chi nhánh này thực hiện cho Công ty năm 2019, 2020 và 06 tháng đầu năm 2021 (390,7 tỷ đồng) chưa được các chi nhánh phát hành hóa đơn, theo đó các chi nhánh chưa hạch toán thuế giá trị gia tăng phải nộp tương ứng (39,07 tỷ đồng). Nếu các chi nhánh ghi nhận thuế giá trị gia tăng đầu ra này thì văn phòng công ty tại Hà Nội sẽ ghi nhận thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ với số tiền tương ứng. Báo cáo tài chính cũng cho thấy, Công ty có khoản phải trả ngắn hạn liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế lên đến hơn 18,41 tỷ đồng.

 

Tại thời điểm 30/06/2021, hồ sơ Công ty cổ phẩn Sông Đà 4 cũng thể hiện, cổ tức năm 2016 đã chốt quyền ngày 08/01/2018 hiện được Công ty theo dõi tại khoản mục “Phải trả, phải nộp ngắn hạn khác” với số tiền là 15,45 tỷ đồng. Công ty đã nhiều lần gia hạn thời gian trả khoản cổ tức này và cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa thanh toán cho các cổ đông. Bên cạnh đó, cổ tức của các năm 2017, năm 2018, năm 2019 đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua với tổng số tiền 25,75 tỷ đồng cũng chưa được Công ty chốt danh sách cổ đông hưởng cổ tức. Trong khi, tại Điều 135 của Luật Doanh nghiệp số 50/2020/0H1: “Cổ tức phải được thành toán đầy đủ trong vòng 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên”.


Huê Minh

Nguồn Thương hiệu và pháp luật
Link bài gốc

https://thuonghieuvaphapluat.vn/cong-ty-co-phan-song-da-4-nhieu-diem-ngo-trong-quan-ly-dong-von-d49352.html