leftcenterrightdel
 Nhiều kỷ lục chấn động trên thị trường chứng khoán Việt

Trong những ngày đầu mới thành lập của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chỉ có vỏn vẹn 2 mã chứng khoán đăng ký giao dịch, nhưng theo số liệu thống kê đến hết tháng 9-2021 thì tổng quy mô thị trường đạt trên 8,3 triệu tỷ đồng, tương đương 133,83% GDP với 2.133 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch.

Không chỉ như vậy theo số liệu Trung tâm Lưu ký Việt Nam (VSD) vừa công bố, chỉ trong tháng 10-2021 đã có hơn 129.500 tài khoản chứng khoán do nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới, tăng gần 13% so với tháng trước.

Vậy hãy cùng điểm lại các dấu mốc ấn tượng của thị trường chứng khoán Việt trong năm qua:

VN-Index liên tiếp lập đỉnh lịch sử

Có thế nói hai con số ấn tượng nhất trong năm vừa qua của thị trường chứng khoán Việt là thanh khoản và số lượng người tham gia thị trường. Các ngưỡng 1.200-1.300-1.400-.1.500 điểm lần lượt được chinh phục và mang đến niềm tin cho nhiều người.

Vào những ngày cuối cùng của tháng 11 thì VN-Index lần đầu tiên vượt qua mốc 1.500 điểm bất chấp tâm lý tiêu cực trước thông tin về đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, trong đó có biến chủng nguy hiểm mới Omicron lây lan ở nhiều nước.

Thế nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó VN-Index đột ngột lao dốc quay đầu. Gần nhất là cú tụt giảm gần 39 điểm trong phiên 3-12, đưa chỉ số VN-Index về 1.443 điểm, rời xa ngưỡng 1.500 điểm khiến nhiều nhà đầu tư lao đao.

Trong năm 2021, thị trường cũng chứng kiến nhiều phiên giảm mạnh, mất 40-60 điểm như những phiên hồi cuối tháng 8 hay giữa tháng 7, thổi bay nhiều tỷ USD và khiến thị trường chao đảo trước các ngưỡng quan trọng như 1.300 điểm.

Tại Việt Nam, sự kỳ vọng với TTCK còn khá lớn. Đại diện PYN Elite thậm chí cho rằng, gói phục hồi kinh tế 800.000 tỷ đồng giai đoạn 2022-2024 sẽ đẩy Vn-Index lên 2.500 điểm vào cuối năm 2024.

Trong năm 2021, thị trường cũng ghi nhận những phiên giảm mạnh, có phiên giảm tới 73 điểm và nhiều phiên giảm 40-50 điểm.

Thanh khoản liên tục phá mốc với những phiên giao dịch tỉ USD

Nếu cách đây 2 năm mỗi phiên giao dịch với mức 10.000 tỷ đồng nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam lại có sự tăng trưởng ngoạn mục. Hiện nay, vốn hóa thị trường đã đạt hơn 7,5 triệu tỷ đồng, tăng trên 45% so với cuối năm 2020 và xấp xỉ bằng 100% GDP.

Số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán tăng đột biến trong thời gian đẩy thanh khoản thị trường lên hàng tỷ USD/phiên. Phiên giao dịch ngày 19-11 vừa qua, mức thanh khoản kỷ lục lên tới hơn 56.000 tỷ đồng, xấp xỉ 2,5 tỷ USD giao dịch trên ba sàn. Với đà hưng phấn của thị trường, chỉ số VN-Index chinh phục cột mốc lịch sử 1.500 điểm trong phiên giao dịch ngày 25-11.

Thanh khoản tăng mạnh trong bối cảnh chứng khoán trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn trong khi dòng tiền nhàn rỗi trong dân lớn. Bên cạnh đó, cú giải cứu thành công vụ tắc nghẽn sàn HOSE là cơ sở để thanh khaorn bứt phá.

Cuối tháng 4, hệ thống giao dịch của HOSE liên tục rơi vào tình trạng trạng đơ, nghẽn lệnh, treo lệnh, bảng lệnh hiển thị sai. Sự cố kéo dài suốt 6 tháng đầu năm 2021. Vào đầu tháng 7, hệ thống giao dịch mới của HOSE do FPT triển khai chính thức vận với công suất xử lý 3-5 triệu lệnh/ngày, gấp hơn 3 lần hệ thống cũ.

Tổng giá trị giao dịch trung bình từ đầu năm đến nay trên 3 sàn đạt khoảng 27.000 tỷ đồng/phiên, cao gấp 3,5 lần mức trung bình phiên của năm 2020; trong đó giá trị khớp lệnh trung bình đạt khoảng 24.500 tỷ đồng/phiên, tăng gần 300% so với cùng kỳ.

Về điều này, ông Phạm Tuyến Giám đốc Tư vấn đầu tư, Công ty chứng khoán KIS Việt Nam cho hay thanh khoản thị trường chứng khoán Việt Nam đã vượt cả Singapore, thậm chí có những phiên vượt cả Thái Lan, dù GDP của Việt Nam thấp hơn nhiều so với Thái Lan.

Số lượng nhà đầu tư mới tăng nhanh kỷ lục

Năm 2021 với sự tác động kiến nhiều ngành kinh doanh chịu ảnh hưởng của dịch bệnh vì vậy nhiều nhà đầu tư xem thị trường chứng khoán là một kênh đầu tư đáng để mạo hiểm. Chỉ tính riêng 11 tháng đầu năm, tổng cộng có hơn 1,3 triệu tài khoản chứng khoán được mở mới, bằng tổng số 3 năm trước đó cộng lại. Ước mơ 10% dân số đầu tư chứng khoán không còn xa vời. Mục tiêu 5% dân số đầu tư chứng khoán vào năm 2025 của Chính phủ có thể sớm đạt được với tốc độ gia nhập thị trường như hiện nay. Hiện, tổng số tài khoản giao dịch trong nước đạt hơn 3,8 triệu.

Riêng trong tháng 11, có gần 221 nghìn tài khoản chứng khoán được mở mới. Đây là con số lớn nhất trong lịch sử 21 năm thành lập thị trường.

Số lượng nhà đầu tư mới tham gia thị trường đông kỷ lục và với lượng tiền dồi dào đã giúp cân bằng áp lực bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư cá nhân mua ròng hơn 84 nghìn tỷ đồng trong 11 tháng đầu năm 2021.

Các chuyên gia, nhà quản lý đều đánh giá, thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng bùng nổ, xô đổ nhiều kỷ lục trước đó và đang khẳng định vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho các doanh nghiệp. Từ đó, giảm áp lực cung ứng vốn cho hệ thống ngân hàng thương mại. Đáng chú ý, hoạt động đấu giá cổ phần và thoái vốn nhà nước giúp hình thành hệ thống các doanh nghiệp quy mô lớn hàng đầu Việt Nam.

Khối ngoại bán ròng hơn 60 nghìn tỷ đồng

Trong năm 2021, khối ngoại đã bán ròng gần 62 nghìn tỷ đồng. Đây là con số kỷ lục và cao hơn 4 lần lượng bán ròng của khối này trong cả năm 2020. Khối ngoại bán ròng từ đầu 2020 khi mà dịch Covid-19 xuất hiện. Đây cũng là xu hướng chung trên khắp thị trường châu Á. Khối ngoại đã bán ròng hàng chục tỷ USD tại Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan...

Tại Việt Nam, một số cổ phiếu tăng giá mạnh bị bán ròng với khối lượng lớn như Thép Hòa Phát, Ngân hàng VPBank, Vinamilk, Vingroup, Vietinbank...

Khối ngoại bán ròng khi mà thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa được nâng hạng từ cận biên sang mới nổi.

Nhiều doanh nghiệp vốn hóa vượt 10 tỷ USD

Thị trường cũng ghi nhận vốn hóa lên đỉnh cao mới. Sàn HOSE ghi nhận 4 doanh nghiệp có vốn hóa vượt 10 tỷ USD là Vingroup, Vietcombank, Vinhomes và Hòa Phát.

Nếu như cuối tháng 6, HOSE ghi nhận 20 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường đạt hơn 1 tỷ USD, thì tính đến hết tháng 11, HOSE đã có 45 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD.

Tính tới cuối tháng 11-2021, HOSE ghi nhận vốn hóa đạt hơn 5,7 triệu tỷ đồng (khoảng 245 tỷ USD), đạt khoảng 91,41% GDP năm 2020 (GDP theo giá hiện hành).

Vốn hoá thị trường chứng khoán tăng kỷ lục và đạt trên ngưỡng 330 tỷ USD. Trong đó, vốn hóa HOSE đạt gần 5,8 triệu tỷ đồng, tăng 41%.

Trong năm 2021, vốn huy động qua thị trường cổ phiếu ước đạt gần 80 nghìn tỷ đồng, gấp 4 lần năm trước và tương đương con số kỷ lục năm 2019.

Hồng Đức


Nguồn Pháp luật và xã hội
Link bài gốc

https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/diem-lai-nhung-dau-moc-dang-nho-cua-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-2021-273584.html