Nội dung tin nhắn này nêu rõ thời gian ra quyết định và hành vi bị truy nã, đồng thời yêu cầu người nhận tin nhắn tự giác trình diện.

Khi nhận những tin nhắn nội dung tương tự nêu trên, không ít người hoang mang vì chưa được trang bị các kiến thức pháp luật cần thiết, từ đó tạo kẽ hở cho tội phạm lừa đảo lộng hành.

leftcenterrightdel
 

Bộ Công an khẳng định, cơ quan công an không gửi lệnh truy nã bằng tin nhắn điện thoại. Các tin nhắn với nội dung tương tự là giả mạo, người dân cần cảnh giác tránh không bị kẻ gian lợi dụng để lừa đảo.

Việc gửi, thông báo quyết định truy nã được quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 13/2012 hướng dẫn quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Thi hành án hình sự về truy nã do liên Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao ban hành.

Quyết định truy nã phải được gửi đến các địa chỉ gồm: Công an xã, phường, thị trấn, công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú, tạm trú, nơi ở và quê quán của người bị truy nã; công an cấp tỉnh nơi người bị truy nã có khả năng lẩn trốn, hoặc gửi đến tất cả công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục Cảnh sát truy nã tội phạm (Bộ Công an); phòng cảnh sát truy nã tội phạm (công an cấp tỉnh), nơi ra quyết định truy nã; cơ quan hồ sơ nghiệp vụ (nơi đăng ký hồ sơ nghiệp vụ); viện kiểm sát nhân dân có yêu cầu ra quyết định truy nã; viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với cơ quan điều tra ra quyết định truy nã; viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự ra quyết định truy nã; tòa án nhân dân có yêu cầu cơ quan điều tra ra quyết định truy nã.

Bên cạnh đó, quyết định truy nã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân biết, phát hiện, bắt giữ đối tượng bị truy nã.

Gia tăng tình trạng giả danh công an, nhắm vào đối tượng hưu trí để lừa đảo

heo báo cáo của CA Thị xã Sơn Tây, Hà Nội thì trong các ngày 28-2, 3-3 và 7-3 và 8-3, trên địa bàn thị xã Sơn Tây đã có 3 người dân đều là cán bộ hưu trí từ 72-73-75 tuổi tại phường Sơn Lộc, Ngô Quyền và xã Thanh Mỹ đã bị các đối tượng gọi điện thoại giả danh công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại 1,5 tỷ đồng.

Khi phạm tội chúng đều sử dụng chung 1 thủ đoạn đó là gọi đến máy điện thoại của bị hại giới thiệu là cán bộ công an đang thụ lý vụ án ma tuý và rửa tiền trong đó bị hại là người liên quan và đã có quyết định khởi tố, đang có lệnh bắt giam. Khi bị hại phản ứng với các thông tin sai sự thật đó thì đối tượng đưa máy cho bị hại nói chuyện với 1 tên khác xưng là cấp trên.

Tên này hỏi bị hại có bao nhiêu tiền, đang để ở đâu, nếu bị hại không liên quan và muốn được bảo vệ số tiền đó thì tạm thời chuyển tất cả tiền đang có vào 1 tài khoản mà chúng nói là tài khoản của cơ quan công an để tạm giữ hộ, sau khi điều tra xác minh nếu bị hại không liên quan đến vụ án thì sẽ được hoàn trả lại.

Do mất bình tĩnh và tin vào lời các đối tượng nên các bị hại đã làm theo sự chỉ dẫn ra ngân hàng rút hết các loại tiền tiết kiệm chuyển vào tài khoản của đối tượng. Từ đây tiền của bị hại được chuyển ra các tài khoản khác và bị chiếm đoạt mất.

Trong đó, có những cán bộ hưu trí đã bị lừa mất hàng trăm triệu đồng.

Hiện cơ quan CSĐT Công an thị xã Sơn Tây đang điều tra truy xét các đối tượng đã gọi điện thoại lừa đảo và đề nghị người dân tỉnh táo, cảnh giác trước các giọng điệu mời chào cho vay mượn, chuyển tiền, các tin nhắn tuyển cộng tác viên làm việc nhẹ nhàng lương cao qua điện thoại, hãy cảnh giác với việc cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại của mình cho người khác, hãy đừng ấn truy cập các đường link lạ do những người không quen gửi đến.

Sở dĩ gần đây, nhóm người hưu trí bị nhắm tới là vì các lí do: Hầu hết người hưu trí có sổ tiết kiệm, sống không gần con cháu, hoặc có sống cùng thì con cháu cũng bận việc, ít trao đổi, ít hỗ trợ bố mẹ về công nghệ thông tin và tin tức.

Nhóm hưu trí cũng là những người khả năng cập nhật công nghệ thông tin chậm, nên họ có thể chưa theo kịp thông tin cảnh báo nói chung. Họ là những người được đánh già là bị "bỏ rơi" trong sự phát triển của công nghệ.

Các đối tượng lừa đảo, giả danh trước khi phạm tội thường sử dụng công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt số điện thoại công khai của cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà cơ quan công an đang điều tra, xác minh, đã có lệnh bắt của cơ quan điều tra, viện kiểm sát…

Hoặc các đối tượng gọi điện cho bị hại tự xưng là nhân viên bưu điện thông báo về việc có bưu phẩm gửi ở các bưu điện lâu ngày không đến nhận, hoặc thiếu nợ tiền ngân hàng hoặc liên quan đến các vụ án, bị xử phạt hành chính về giao thông… sau đó, các đối tượng nối máy cho bị hại nói chuyện với một số đối tượng khác giả danh cán bộ đang công tác tại các cơ quan tư pháp (công an, viện kiểm sát, tòa án). Cũng có khi các đối tượng thông báo bị hại liên quan đến vụ án đang điều tra, nếu không thực hiện đúng theo nội dung chúng đưa ra thì sẽ bị khởi tố bị can, làm bị hại hoang mang, lo sợ để cung cấp thông tin cá nhân.

Tiếp theo, đối tượng yêu cầu bị hại chuyển tiền vào các tài khoản do đối tượng chỉ định hoặc hướng dẫn bị hại tải ứng dụng giả mạo để cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, cung cấp mã OTP chuyển tiền với vỏ bọc xác minh, điều tra. Sau đó, đối tượng chiếm quyền sử dụng tài khoản của bị hại và chuyển tiền đến nhiều tài khoản khác của đối tượng nhằm chiếm đoạt tài sản.

Với tình hình lừa đảo nhắm vào người cao tuổi ngày càng phức tạp, CATP Hà Nội và nhiều quận, huyện, Thị xã đã tăng cường thông báo cảnh giác.

Theo đó, cơ quan công an hay viện kiểm sát, toà án không bao giờ làm việc với người dân qua điện thoại. Mọi trường hợp bắt người đều phải có sự chứng kiến của chính quyền địa phương và người khác.

Không bao giờ cơ quan công an đi bắt giữ người bị nghi thực hiện tội phạm mà báo trước cho người đó vì đây là vấn đề nghiệp vụ phải đảm bảo yếu tố bí mật, bất ngờ trong điều tra hình sự, vì vậy khi thấy nói mình có lệnh bắt thì hãy tin rằng đó là giả mạo.

Cơ quan công an không bao giờ bảo người dân chuyển tiền vào tài khoản để cơ quan công an giữ hộ.

Tất cả các buổi làm việc của cơ quan pháo luật đều là làm việc trực tiếp, có biên bản về buổi làm việc đó,do đó dề nghị nhân dân không tin vào các lời lẽ của các đối tượng để tránh dẫn đến mất tài sản. Không để lộ CCCD, số điện thoại và thông tin cá nhân của mình trên mạng xã hội.

Vì thế, CATP khuyến cáo các gia đình cần phổ biến cho thành viên, người thân của mình nhất là người cao tuổi biết về thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo để tránh bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Đặc biệt hỗ trợ người cao tuổi về việc thông báo đến các tổ chức đoàn thể, các cơ quan an ninh gần nhất khi có đối tượng lạ gọi điện bảo chuyển tiền, hoặc các trường hợp nhờ nhận hàng hộ.

A.K

Nguồn
Link bài gốc