|
|
Tình trạng xây dựng trái phép trên địa bàn Thanh Hóa diễn ra nhiều theo báo cáo của Sở TNMT. Ảnh: VT |
Theo đó, giao UBND cấp huyện kiểm tra, lập hồ sơ xử lý và giải quyết dứt điểm đến từng trường hợp cụ thể, theo hướng đối với hộ gia đình, cá nhân đã xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp, không thuộc đất các các công ty nông lâm nghiệp, các ban quản lý rừng phòng hộ quản lý. Lập hồ sơ xử lý dứt điểm và xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật đối với 1.751 trường hợp vi phạm (đã xây dựng nhà ở, kho xưởng, trang trại và xây dựng vào mục đích khác trên đất nông nghiệp) trước ngày 1/7/2004. Trường hợp không đủ điều kiện cấp thì tạm thời sử dụng đất nguyên trạng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất, đăng ký đất đai theo quy định.
Đối với 3.080 trường hợp đã xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp sau ngày 1/7/2014 thuộc đối tượng vi phạm theo quy định tại Điều 64, Luật Đất đai năm 2013 giao chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo, rà soát thời hiệu của từng trường hợp vi phạm làm cơ sở lập hồ sơ xử lý nghiêm theo quy định, tháo dỡ công trình vi phạm.
Đối với 94 trường hợp là tổ chức vi phạm xây dựng công trình trên đất nông nghiệp, không thuộc phạm vi đất nông nghiệp, không thuộc phạm vi đất của các công ty nông lâm nghiệp, các ban quản lý rừng phòng hộ quản lý, giao chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập tổ công tác do phó chủ tịch UBND huyện trực tiếp làm tổ trưởng để xử lý dứt điểm đối với từng trường hợp cụ thể theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật. Trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo UBND tỉnh thông qua Sở TNMT và Sở Xây dựng xem xét, quyết định.
Ngoài ra, 1.517 trường hợp vi phạm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã xây dựng công trình trái phép trên diện tích 2.933 ha đất nông nghiệp thuộc phạm vi đất giao cho các công ty nông , lâm nghiệp, các ban quản lý rừng phòng hộ quản lý, giao Sở TNMT chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, lập hồ sơ xử lý dứt điểm từng vụ việc vi phạm theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (tại Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 7/1/2020); của Thanh tra Chính phủ (tại Kết luận số 1452/KL-TTCP); của HĐND tỉnh (tại Thông báo số 281/TB-HĐND ngày 19/7/2019); của Chủ tịch UBND tỉnh (tại Công văn số 10384/UBND-NN ngày 9/8/2019 và các văn bản chỉ đạo có liên quan) theo hướng.
Đối với 938 trường hợp vi phạm đã xây dựng công trình và đang sử dụng đất trước ngày 1/7/2004 và 492 trường hợp vi phạm đang sử dụng đất trước ngày 1/7/2014, cần lập hồ sơ xử lý dứt điểm các vi phạm theo quy định tại Khoản 2, Điều 22, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5//2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai và chỉ đạo của HĐND tỉnh tại Thông báo số 281/TB-HĐND.
Đối với 87 trường hợp vi phạm đã xây dựng công trình trên đất nông nghiệp, thời điểm sau ngày 1/7/2014, yêu cầu các công ty nông lâm nghiệp, các ban quản lý rừng phòng hộ phối hợp chặt chẽ với UBND cấp huyện sở tại để tập trung thực hiện biện pháp khắc phục, tháo dỡ công trình vi phạm và xử lý dứt điểm theo đúng quy định của pháp luật đất đai, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao các đơn vị liên quan có các sai phạm này phải tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan thực hiện chưa nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất đai, xây dựng, quản lý đất nông nghiệp nhưng chậm phát hiện, thực hiện chưa nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất đai, báo cáo Sở Nội vụ theo dõi. Kết quả thực hiện trước ngày 30/10/2021.
Trước đó, Báo Thanh tra có bài “11.000 hộ gia đình, cá nhân và tổ chức vi phạm xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp", nội dung phản ánh Sở TNMT có báo cáo kết quả rà soát các tổ chức, cá nhân xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Theo đó, có hơn 11.000 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức xây dựng công trình trái phép trên diện tích hơn 1,5 triệu m2 đất.