Như TH&PL đã đưa tin, trong suốt thời gian vừa qua, nhiều đơn thư của Văn phòng luật sư Sen Vàng và Văn phòng luật sư Đức Tín đã được gửi đến EVN và các cơ quan bảo vệ pháp luật, tố cáo những vi phạm pháp luật và chỉ đích danh ông Nguyễn Tài Anh và ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc ban quản lý điện 2 EVN ( EVNPMB2 ) tại 02 gói thầu số 03 HH-EPC-PT2 và gói thầu số 03 HH-EPC-PT3 về việc bao che sai phạm của nhà thầu. MIE, nhà thầu RISEN, nhà thầu IPC,….
Tại 02 gói thầu nêu trên, theo nội dung của đơn kiến nghị, đơn tố cáo thì có rất nhiều nhà thầu như: MIE (Tổng công ty thiết bị công nghiệp Việt Nam ), RISEN, IPC,… đã nộp báo cáo tài chính kiểm toán trong 03 năm 2017, 2018, 2019 có số liệu tài chính sai, khác so với số liệu tài chính của các nhà thầu này trong báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế sở tại nơi các nhà thầu đăng ký hoạt động.
|
|
Trước đó, Công ty TNHH Luật Sen Vàng phản ánh các dấu hiệu vi phạm tại gói thầu 03 HH- EPC- PT2 và gói thầu 03 HH- EPC-PT3 (Ảnh minh hoạ) |
Căn cứ vào bằng chứng này của các nhà thầu nói trên và đặc biệt Văn bản số: 9548/BKHĐT-QLĐT ký ngày 20 tháng 11 năm 2017 bởi Cục trưởng Cục quản lý Đấu thầu – Bộ Kế hoạch và đầu tư. Trong văn bản 9548/BKHĐT-QLĐT có nêu rõ:
“Trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nếu nhà thầu cung cấp báo cáo tài chính khác với báo cáo tài chính đã nộp cho cơ quan thuế thì tổ chuyên gia, bên mời thầu phải xem xét tới tính chất của hai báo cáo tài chính này (kỳ báo cáo, báo cáo hợp nhất hay báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ,…) trường hợp hai báo cáo tài chính này cùng loại và cùng kỳ báo cáo nhưng khác nhau về số liệu thì đây được coi là hành vi gian lận trong đấu thầu, vi phạm quy định trong Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Theo đó nhà thầu sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.”
Điều đáng nói là cả 3 nhà thầu RISEN, MIE, IPC,… đều vi phạm tội gian lận trong đấu thầu dựa trên căn cứ của Văn bản 9548/BKHĐT-QLĐT và bắt buộc bên mời thầu, EVNPMB2 phải xử phạt 03 nhà thầu nói trên theo quy định của pháp luật ngay sau khi nhận được đơn kiến nghị của văn phòng luật sư Đức Tín, nhưng không biết bằng cách nào đó mà Ông Nguyễn Tài Anh và ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc EVNMPB2 cố tình bao che sai phạm và đưa các nhà thầu nói trên vào trong danh sách xếp hạng cao nhất trong danh sách xếp hạng nhà thầu có Hồ sơ đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của Hồ sơ mời thầu của hai gói thầu nêu trên!
(Nhà thầu RISEN nộp dự thầu bằng Báo cáo tài chính được kiếm toán theo yêu cầu của pháp luật Trung Quốc tại Thẩm Quyến, trong khi đó nhà thầu này tồn tại báo cáo tài chính được kiếm toán nộp cho cơ quan thuế tại Hong Kong với số liệu tài chính sai khác với báo cáo tài chính nộp dự thầu, Nhà thầu MIE nộp báo cáo tài chính kiểm toán dự thầu bằng báo cáo tài chính kiểm toán nộp tại Uỷ ban Chứng khoán nhà nước Việt nam, các báo cáo này sai khác hoàn toàn số liệu với báo cáo tài chính nộp tại Cục thuế Hà Nội và đặc biệt hơn ngày 28 tháng 03 năm 2018, Tổng Giám Đốc của MIE cùng ký vào 02 báo cáo tài chính với số liệu khác nhau, Nhà thâu này đã trúng gói thâu gần 1000 tỷ đồng vơi dự án tương tự là gói thầu EPC nhà máy điện mặt trời Sê San 4 cũng do EVNMPB2 đại diện chủ đầu tư năm 2019 và cũng do ông Nguyễn Tài Anh, Nguyễn Văn Thành phê duyệt cho nhà thầu này trúng thầu)
Liên quan đến việc sai phạm tại hai gói thầu này, trong tháng 10 năm 2021, văn phòng luật Sen Vàng liên tục gửi đơn kiến nghị về hai gói thầu có thời gian chấm thầu có thể xếp hạng Guiness trong lịch sử của nghành Điện lực Việt Nam với thời gian chấm thầu kéo dài từ ngày 10 tháng 12 năm 2020 đến nay (thiếu 4 ngày là tròn 12 tháng chấm thầu ).
Tuy nhiên đến nay vẫn chưa nhận được bất kỳ sự trả lời nào của Lãnh đạo EVN và các cơ quan bảo vệ pháp luật liên quan đến các sai phạm của cá nhân, tổ chức thuộc sự quản lý của EVN.
Để rộng đường dư luận và đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc cần sự rõ ràng, minh bạch và công bằng trước pháp luật, ngày 28 tháng 11 năm 2021, Công ty TNNH Luật Bắc Nam đã ký các văn bản kính gửi Bộ Kế hoạch Đầu tư và Cục quản lý đấu thầu Bộ KHĐT đề nghị trả lời và hướng dẫn việc áp dụng pháp luật đấu thầu liên quan đến các tình huống của hai gói thầu nêu trên. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể từ Cục quản lý đấu thầu – Bộ KHĐT.
Điều bất ngờ là ngày 03 tháng 12 năm 2021 Cục quản lý đấu thầu ban hành văn bản số: 1886/PLĐT-CS được ký bởi Cục Phó Cục quản lý đấu thầu Nguyễn Thị Thuý Hằng trả lời cho EVN, trong văn bản có đoạn “trường hợp sai khác số liệu báo cáo tài chính thì yêu cầu làm rõ. Nếu nhà thầu giải thích hợp lý và sai khác không dẫn đến thay đổi kết quả thì không bị coi là gian lận trong đấu thầu”. Với cách trả lời về cách áp dụng pháp luật đấu thầu của Cục quản lý đấu thầu không rõ vô tình hay cố ý trao quyền phán quyết gian lận hoặc không gian lận trong hoạt động đấu thầu một cách tuyệt đối cho Bên mời thầu, tổ chuyên gia và phủ định toàn bộ nội dung văn bản số : 9548/BKHĐT-QLĐT.
Phải chăng việc áp dụng pháp luật đấu thầu cho EVN là riêng và cho các nhà thầu là hoàn khác biệt, hay việc áp dụng pháp luật về đấu là khác nhau ở các gói thầu, khác chủ đầu tư, khác nhau bên mời thầu có chung tình huống đấu thầu? Hay cách trả lời tại văn bản số 1886/PLĐT-CS là cách mà Cục quản lý đấu thầu bằng mọi cách hợp lý hóa các sai phạm tại hai gói thầu nói trên?
TH&PL vẫn đang chờ đợi Cục quản lý đấu thầu có câu trả lời về những điều đã nêu trên, đồng thời, TH&PL ũng đã có văn bản gửi gửi kèm đơn thư kiến nghị của bạn đọc gửi đến Cục quản lý đấu thầu. Khi có kết quả phản hồi, chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Nhóm Phóng viên TH&PL