leftcenterrightdel
Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ 

Tài liệu được cung cấp là những đề xuất được cho là từ Văn phòng Cần Thơ của Công ty THHH Thành An Hà Nội (địa chỉ ở số 178, ngõ 170 đường La Thành, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội).

Nội dung nhằm chi phần trăm “hoa hồng” cao ngất cho lãnh đạo, bác sĩ, dược sĩ ở một số bệnh viện miền Tây như Bệnh viện đa khoa TW cần Thơ, Bệnh viện đại học Y Dược Cần Thơ, Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ…

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
  Đề xuất SPE mảng chấn thương chỉnh hình

Theo đó, các đề xuất SPE (Special Purpose Entity - được hiểu là khoản chi nằm ngoài bảng cân đối kế toán), có thể gọi là “hoa hồng”, được đề xuất bởi bà Lê Thị Thúy Hằng, Trưởng đại diện Công ty TNHH Thành An Hà Nội, Chi nhánh Văn phòng Cần Thơ. Các đề xuất đã được ông Nguyễn Đăng Thuyết, Tổng giám đốc ký duyệt (chưa đóng dấu).

Cụ thể, bảng đề xuất SPE mảng chấn thương chỉnh hình tại một số bệnh viện tại Cần Thơ được bà Hằng đề xuất (áp dụng từ ngày 10/01/2019) nêu cụ thể tên một vài bệnh viện như BV đa khoa TW Cần Thơ, BV Đại học Y Dược Cần Thơ, BV đa khoa TP Cần Thơ với đầy đủ họ tên ban giám đốc, bác sĩ, dược sĩ phụ trách các phòng ban với các mức hoa hồng từ vài đến vài chục %…

Ví dụ như tại Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ:

Ban giám đốc được đề xuất chi: SPE đã duyệt như sau: Khớp 10%, Nội soi 10%, Nẹp vít khóa 10%, Sign 10%, DHS/DCS 10%, Đinh nẹp vít 10%; SPE đề xuất mới: Khớp 9%, Nội soi 8%, Nẹp vít khóa 8%, Sign 8%, DHS/DCS 8%, Đinh nẹp vít 8%… Bác sĩ mổ chính được chăm sóc đặc biệt hơn với ghi chú (note): “Điều chỉnh hỗ trợ thêm bác sĩ mổ chính”.

Bác sĩ mổ chính của khoa Chấn thương chỉnh hình (CTCH) được đề xuất chi: SPE đã duyệt – Khớp 7%, Nội soi 7%, Nẹp vít khóa 7%, Sign 7%, DHS/DCS 7%, Đinh nẹp vít 7%; SPE đề xuất mới: Khớp 9%, Nội soi 9%, Nẹp vít khóa 9%, Sign 9%, DHS/DCS 9%, Đinh nẹp vít 9%…

Kế toán trưởng được: SPE đã duyệt – Khớp 1%, Nội soi 1%, Nẹp vít khóa 1%, Sign 1%, DHS/DCS 1%, Đinh nẹp vít 1%; SPE đề xuất mới: Khớp 1%, Nội soi 1%, Nẹp vít khóa 1%, Sign 1%, DHS/DCS 1%, Đinh nẹp vít 1%…

Làm một phép tính nhanh thôi là đã có thể thấy tổng chi hoa hồng mà Công ty Thành An dự chi cho một bệnh viện trên giá thành một sản phẩm thiết bị y tế chấn thương chỉnh hình thay cho người bệnh cao như thế nào: Khớp 19%, Nội soi 19%, Nẹp vít khóa 20%, Sign 20%, DHS/DCS 20%, Đinh nẹp vít 20%; SPE đề xuất mới: Khớp 20%, Nội soi 19%, Nẹp vít khóa 20%, Sign 20%, DHS/DCS 20%, Đinh nẹp vít 20%…

Năm 2018, Văn phòng Cần Thơ của Công ty Thành An Hà Nội cũng phát hành Bảng đề xuất SPE Mảng Chấn thương chỉnh hình, Ngoại thần kinh, S&N, Teleflex, Microvention… cho ban giám đốc, bác sĩ, điều dưỡng, và cả nhà thuốc bệnh viện ở một số bệnh viện miền Tây với mức hoa hồng từ 14% - 20% trên giá thành một sản phẩm thiết bị y tế thay cho bệnh nhân.

Các Đề xuất SPE này cũng có phần ghi chú: “tăng lên cho Ban giám đốc (BGĐ) vì vai trò quyết định được vào thầu”, “hỗ trợ ưu tiên thanh toán”, “giữ như cũ, chỉ tăng thêm 1% khớp cho bác sĩ (BS) trưởng khoa; “điều chỉnh phù hợp theo mức độ thầu”… hay ở hạng mục chi hoa hồng cho nhà thuốc bệnh viện, có lưu ý: “thu tiền mặt các ca dịch vụ nộp trực tiếp cho bệnh viện (BV) bằng chuyển khoản”…

Những tài liệu nói trên chưa được đóng dấu của Công ty Thành An Hà Nội. Tuy nhiên khi đối chiếu với những văn bản chính thức của Công ty này do ông Nguyễn Đăng Thuyết làm Giám đốc thì có độ trùng khớp, giống nhau đến kỳ lạ: địa chỉ Công ty; tên bà Hằng, Trưởng đại diện của Công ty Thành An tại Cần Thơ; chữ ký của những người này… Các chức danh, họ tên các cán bộ bệnh viện - những người được hưởng hoa hồng - cũng rất chính xác và cụ thể…

leftcenterrightdel
 Chữ ký của ông Thuyết ở văn bản Công ty Thành An…
 
leftcenterrightdel
 …và chữ ký trên đề xuất giống nhau như đúc.

Thủ đoạn nào để thu lợi bất chính và chi “hoa hồng”?

Theo các đề xuất thì tổng chi hoa hồng mà Công ty Thành An Hà Nội dự chi cho một bệnh viện trên giá thành một sản phẩm thiết bị y tế chấn thương chỉnh hình thay cho người bệnh lên đến hàng chục %.

Nếu như hàng chục % hoa hồng được chi cho lãnh đạo, cán bộ, bác sĩ… là có thật, thì số hoa hồng này lấy từ đâu để bù vào?

Một doanh nhân kinh doanh thiết bị và vật tư y tế tiết lộ: “Số hoa hồng đó hoặc do người bệnh gánh hoặc do Nhà nước gánh qua việc chi trả bảo hiểm”.

Ông giải thích, nếu người bệnh có BHYT thay khớp, thay vì trả 1 đồng đúng giá trị người bệnh phải trả 5 đồng do bị thổi giá. Lẽ ra Bảo hiểm chỉ phải trả 70% của 1 đồng thì nay phải trả 70% của 5 đồng.

leftcenterrightdel
 Vụ thổi giá kit xét nghiệm và chi hoa hồng khủng của Việt Á đã khiến hàng loạt quan chức ngã ngựa

Mới đây một “cá mập” trong ngành Y tế đã đổ và kéo theo hàng loạt quan chức từ Trung ương đến địa phương của Bộ Y tế, Bộ Khoa học Công nghệ vướng vòng lao lý. Đó là Công ty Việt Á với vụ “thổi giá" kit xét nghiệm Covid-19 và chung chi “hoa hồng”. Theo thông tin từ Bộ Công an, Việt Á đã cung ứng kit xét nghiệm Covid-19 cho CDC và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành trên cả nước với doanh thu gần 4.000 tỷ đồng. Tiền "hoa hồng" Việt Á chung chi khoảng 800 tỷ đồng.  

Để thu lợi nhuận bất chính và có tiền bù đắp cho khoản “hoa hồng khủng” ngoài hợp đồng, Phan Quốc Việt và các đối tượng của Công ty Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá, xác định giá bán là 470.000 đồng/kit; thỏa thuận và chi tiền phần trăm hợp đồng cho lãnh đạo bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố trong quá trình cung cấp sản phẩm.

Những tiêu cực, chung chi "hoa hồng" trong đấu thầu, mua sắm và sử dụng thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế gây thiệt hại trăm đường, hút máu những người bệnh khốn khổ, bòn rút từ BHYT, gây lãng phí, thất thoát nguồn lực kinh tế - xã hội… Dư luận vẫn đang mong chờ một câu trả lời cho những lùm xùm chung chi "hoa hồng" khủng của Thành An Hà Nội.

T.K

Nguồn
Link bài gốc