Hàng loạt sai phạm
Ngày 9/9/2018, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên có Báo cáo số: 1648/BC-SNN gửi UBND tỉnh về kết quả kiểm tra về việc làm đường, xây chùa, xây nhà, khai thác vàng… của Công ty Thăng Long. Theo đó, việc làm đường, xây chùa trong mỏ vàng Bản Ná (xã Thần Sa, huyện Võ Nhai) một phần nằm trên đất rừng đặc dụng (con đường nông thôn mới từ ngã ba Ngọc Sơn 2 vào xóm Xuyên Sơn chồng lấn lên khu vực rừng đặc dụng (phân khu phục hồi sinh thái) khoảng 0,45ha (dài gần 1,2km). Toàn bộ khu vực này chưa có thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng. Phần diện tích còn lại thuộc quy hoạch rừng sản xuất, cũng chưa có thủ tục chuyển đổi. Ngoài ra, con đường này còn chồng lấn lên 0,18ha đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp.
|
|
Khu nhà tái định cư |
Ngoài ra, Công ty Thăng Long còn đổ thải lên 5,78 ha (trong đó 5,3 ha rừng đặc dụng) khi chưa hoàn tất các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất.Khu vực xây dựng văn phòng của Công ty Thăng Long khoảng 1,67 ha thuộc lô 2, khoảnh 4, tiểu khu 58 thuộc rừng đặc dụng. Khu vực đình, đền, chùa Bản Ná xây dựng 0,12 ha thuộc lô 2, khoảnh 4, tiểu khu 58 thuộc rừng đặc dụng… Diện tích lấn chiếm rừng đặc dụng để xây dựng công trình trái phép là gần 2,5 ha.
Ngày 12/11/2018, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Kết luận số: 4615/KL-UBND về việc kiểm tra các nội dung tố cáo của công dân và phản ánh của báo chí.
Theo đó: Diện tích đất để mở rộng đường vào quy hoạch đất rừng đặc dụng, rừng sản xuất từ năm 2006-2013; chưa thực hiện thủ tục, hồ sơ thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định, song việc quy hoạch đất rừng đặc dụng là chưa đúng với quy định tại Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chưa phù hợp với thực tiễn quản lý sử dụng đất của người dân và đơn vị đang sản xuất kinh doanh vì chưa tách đất ở, đất nông nghiệp, đất khác ra khỏi đất rừng đặc dụng.
|
|
Máy móc hoạt động |
Từ năm 2011-2012, Công ty Thăng Long thực hiện gửi đất, đá thải vào đất của dân cho mượn nhưng chưa có đầy đủ thủ tục làm bãi thải của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; vào đất quy hoạch rừng dặc dụng mà chưa thực hiện thủ tục, hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất là chưa đúng quy định pháp luật. Từ năm 2013 đến nay, thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước, Công ty không đổ thải vào khu vực này và việc quy hoạch đất rừng đặc dụng tại khu vực là chưa phù hợp với thực tiến quản lý sử dụng đất của người dân.Công ty CP Đầu tư xây dựng và Khai thác khoáng sản Thăng Long chưa thực hiện mua bán, chuyển nhượng đất đai và tài sản trên đất của các hộ dân làm khu văn phòng điều hành và công trình phụ trợ; làm khu tái định cư để tái định cư cho Nhân dân nhưng chưa làm thủ tục thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định là chưa đúng trình tự, thu hồi, hồ sơ thực hiện quy hoạch tái định cư theo quy định pháp luật.
|
|
Các máy móc tập kết |
Bao giờ mới xử lý dứt điểm
Công ty Thăng Long chưa thực hiện hồ sơ xây dựng đã thi công, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình tín ngưỡng ngôi đình Vàng Bản Ná là chưa phù hợp với quy định. Công ty Thăng Long chậm lập, triển khai dự án theo mục đích sử dụng đất khi trúng đấu giá…
Được biết, từ năm 2006-2013, diện tích khoảng 2,8 ha tại lô 4, khoảnh 3, tiểu khu 85, trạng thái rừng IC (đất trống có cây gỗ rải rác); 0,045 ha tại lô 1, khoảnh 1B, tiểu khu 85, trạng thái rừng IIA (rừng non phục hồi) là rừng đặc dụng. Diện tích đất trên là của 5 hộ dân có Đơn tự nguyện hiến quyền sử dụng đất, trong đó có hộ ông Dương Văn Chiến, Dương Văn Thắng, Dương Văn Tọa, Dương Quang Vịnh, Ma Văn Tào (Thể) và đã được UBND xã Thần Sa xác nhận tại Biên bản làm việc ngày 16/5/2017, loại đất là RSN (đất có rừng tự nhiên sản xuất) thời hạn sử dụng đến năm 2049, nguồn gốc sử dụng CN-KTT (Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất không thu tiền). Nhưng trên thực tế, 05 hộ dân trên đã được UBND huyện Võ Nhai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2000 là đất rừng tự nhiên đặc dụng (R.Tn.Đ), thời hạn sử dụng đến tháng 12/2049.
|
|
Khai thác lộ thiên |
Đến năm 2013, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch lại 3 loại rừng phê duyệt tại Quyết định số 1518/QĐ-UBND ngày 10/7/2014 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Thái Nguyên năm 2013 và đến năm 2020 thì diện tích đất R.Tn.Đ của 05 hộ dân nêu trên vẫn tiếp tục được quy hoạch là rừng đặc dụng. Việc UBND xã Thần Sa không căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2000 của UBND huyện Võ Nhai, Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng xã Thần Sa năm 2006, 2013 xác nhận cho 05 hộ dân có Đơn tự nguyện hiến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, có xác nhận của UBND xã Thần Sa của chủ hộ Dương Văn Chiến, Dương Văn Thắng, Dương Văn Tọa, Dương Quang Vịnh, Ma Văn Tào (Thể) ngày 16/5/2017 và đã được thống nhất tại biên bản làm việc ngày 16/5/2017 giữa đại diện các bên: UBND xã Thần Sa, xóm Ngọc Sơn II, hộ gia đình, thành phần tham gia loại đất là RSN (đất có rừng tự nhiên sản xuất) thời hạn sử dụng đến năm 2049, nguồn gốc sử dụng CN-KTT (Nhà nước công nhận QSDĐ không thu tiền) là vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng. Rõ ràng, việc xác nhận của địa phương trong trường hợp này không đúng thẩm quyền.Từ năm 2000 đến trước năm 2006, diện tích đất của 05 hộ dân nêu trên là đất R.Tn.Đ. Đến năm 2006, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 5/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng thì diện tích đất R.Tn.Đ của 5 hộ dân nêu trên được quy hoạch là rừng đặc dụng và đã được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 1563/QĐ-UBND ngày 8/8/2007 về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Thái Nguyên năm 2006 (diện tích đã được thể hiện trên bản đồ quy hoạch 3 loại rừng năm 2006 xã Thần Sa).
|
|
Hàng chục các loại phương tiện được huy động phục vụ khai thác khoáng sản |
Ngày 13/2/2019, Văn phòng Chính phủ tiếp tục có Công văn số: 1157/VPCP-V.I (lần 4) gửi UBND tỉnh Thái Nguyên và đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên tiếp thu làm rõ các ý kiến của Thanh tra Chính phủ tại văn bản số: 2152/TTCP-C.I ngày 6/12/2018, ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại văn bản số: 492/BTNMT-TTr ngày 31/01/2019, ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông tại văn bản số: 9612/ BNN-TTr ngày 11/12/2018, ý kiến của Bộ Tài chính tại Văn bản số: 15837/BTC-TTr ngày 19/12/2018, ý kiến Bộ Xây dựng tại văn bản số: 21/BXD-TTr ngày 6/12/2018, chịu trách nhiệm giải quyết đơn tố cáo của công dân và phản ánh báo chí theo quy định pháp luật. Kết quả báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 01/4/2019.
Mặc dù có nhiều sai phạm của Công ty Thăng Long được các cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên chỉ ra. Văn phòng Chính phủ nhiều lần có văn bản chỉ đạo UBND tỉnh Thái Nguyên giải quyết dứt điểm vụ việc. Tuy nhiên, đến nay các sai phạm của Công ty Thăng Long trong việc đổ thải, phá rừng, mở đường, xây chùa, khai thác vạng ngoại lộ giới ở Bản Ná, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai vẫn chưa được giải quyết dứt điểm… Dư luận hoài nghi về các sai phạm của Công ty Thăng Long liệu có nguy cơ “chìm xuồng”?
Ông Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết: Vừa qua, tỉnh Thái Nguyên cũng đã ký ban hành kế hoạch cụ thể hoá quyết định của Chủ tịch tỉnh về việc kiểm tra các hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản trên địa bàn. Mục đích kiểm tra nhằm đánh giá đúng thực trạng trong công tác chấp hành quy định pháp luật về hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản. Theo đó, sẽ kiểm tra 117 mỏ về sản lượng khai thác thực tế so với trữ lượng đã được cấp phép; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản, sản lượng khoáng sản đã được khai thác; các quy định đối với công suất được khai thác; khai thác khoáng sản vượt ngoài phạm vi diện tích được cấp phép. Theo kế hoạch, thời gian kiểm tra của đoàn công tác liên ngành đối với 2 mỏ vàng này từ ngày 30/9 – 5/10/2021. Theo đó, ông Nguyễn Thế Giang, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường làm Trưởng đoàn, ông Nguyễn Ngọc Thiện, Phó chánh Thanh tra tỉnh Thái Nguyên làm phó đoàn. |
Hoàng Nam