Bãi thải tư nhân hàng nghìn m2

Theo anh N.V.T, một người dân sống gần khu vực đổ thải cho biết: Đây không phải là lần đầu, tình trạng này đã tái diễn nhiều lần, chúng tôi thường xuyên kiến nghị trong các lần tiếp xúc cử tri nhưng rồi đâu lại vào đấy.

Cũng theo anh T. thì: Những chất thải lạ màu đen này có mùi rất khó ngửi, chúng tôi sống cạnh đây không chỉ phải chịu đựng cảnh khói bụi từ các xe ra vào mà kinh khủng hơn đó là mùi hôi nồng nặc từ đống chất thải tỏa ra bay vào nhà; chưa kể xe tải trọng lớn chở chất thải, cát đá thường xuyên chạy qua đường thôn luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông và là nỗi khiếp sợ đối với người dân sinh sống tại đây.

Theo ghi nhận, số chất thải này được đổ tại một bãi tập kết vật liệu xây dựng rộng hàng nghìn m2, không hề được che chắn, sau những trận mưa lớn, nước ngấm vào các bãi đổ thải chảy ra, tạo thành những vũng nước đen lênh láng đúng như những gì mà người dân phản ánh.

leftcenterrightdel
 Chất thải được đổ lộ thiên, không che đậy hay xử lý

Liên quan đến vấn đề trên, PV đã liên hệ với chính quyền xã Việt Thuận. Qua trao đổi, ông Nguyễn Minh Hùng - Chủ tịch UBND xã cho biết: Số chất thải trên được đổ tại khu vực chân đê do hộ bà Bùi Thị Xoa quản lý, có diện tích khoảng 3.000m2, trước đây bà Xoa thỏa thuận lấy lại nốt của một người dân để làm bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng.

Cũng theo ông Hùng, hiện trên địa bàn xã Việt Thuận không có vị trí nào cho phép đổ thải, ngay đến hoạt động bến bãi tập kết vật liệu xây dựng của các hộ dân kinh doanh tại đây cũng chưa được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Vì từ năm 2016, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, xã đã thanh lý hợp đồng với các hộ kinh doanh bến bãi, đồng thời yêu cầu các hộ làm thủ tục đăng ký, xin quy hoạch lại diện tích bến kinh doanh nhưng đến nay chưa hộ kinh doanh nào hoàn thiện thủ tục cấp phép theo quy định.

Như vậy việc hộ gia đình bà Bùi Thị Xoa ngang nhiên đổ chất thải ra khu vực chân đê thôn Thái Hạc là có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật, vi phạm hành lang đê điều. Trước sai phạm nêu trên, ngày 26/7/2021, Hạt quản lý đê điều huyện Vũ Thư đã lập biên bản vi phạm hành chính đối bà Bùi Thị Xoa vì có hành vi đổ vật liệu phế thải xây dựng, gạch vỡ, đất, xỉ vôi, xỉ than công nghiệp lên hành lang đê và đỉnh kè, tại Km 181+600 đê tả Hồng Hà II. Quy định tại Điều 20 của Nghị định 104/2017/NĐ-CP, ngày 14/9/2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.

leftcenterrightdel
Ai là chủ nhân của hàng trăm tấn chất thải tại bãi của bà Xoa

Trước đó, ngày 31/3/2020, tại biên bản buổi làm việc do ông Nguyễn Tống Thìn - Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Thư chủ trì cũng đã ghi nhận việc ông Phạm Văn Sự (chồng bà Xoa) có hành vi đổ vật liệu, chất thải lên mái đê tại khu vực đê tả Hồng Hà II (Km181+600 – Km 181+ 700).

Hay như ngày 25/12/2017, chính quyền xã Việt Thuận đã phải lập biên bản đình chỉ việc tập kết chất thải tại khu vực mái đê (Km181+50) đối với doanh nghiệp Đạt Được do ông Phạm Văn Đạt (con trai bà Xoa) làm chủ. Theo nội dung biên bản, ông Đạt đã vận chuyển nhiều m3 chất thải, cát, đá, gạch đổ vào mái đê, chân đê (dài 45m, rộng 4m, cao bằng mặt đê). Sự việc trên bị người dân địa phương phản đối quyết liệt và yêu cầu ông Đạt phải dừng đổ thải, đồng thời hoàn trả lại mặt bằng vì hoạt động này ảnh hưởng rất lớn đến công trình đê điều, gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, ông Đạt không những không chấp hành mà còn tiếp tục dùng máy múc, máy gạt, ô tô chở chất thải về trước sự bất lực của chính quyền địa phương.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Hộ gia đình bà Xoa từng nhiều lần bị xử lý nhưng chưa dứt điểm

Công ty Môi trường An Sinh “hợp tác” đổ thải trái phép với gia đình bà Xoa?

Thời điểm cuối tháng 7 vừa qua, tạp chí Môi trường và Đô thị đã có bài viết phản ánh về việc chiếc xe chở chất thải chưa qua xử lý mang BKS 17C-112.00, di chuyển từ khu vực của Công ty TNHH Nittoku Việt Nam (địa chỉ tại Cụm công nghiệp Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) đến một bãi tập kết cát sỏi tại thôn Thái Hạc, xã Việt Thuận (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) để đổ trộm chất thải.

Tìm hiểu sâu hơn, PV được biết chiếc xe này thuộc quản lý của Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường An Sinh (có địa chỉ tại thôn Phong Lâm, xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) đăng ký vận chuyển chất thải để xử lý.

leftcenterrightdel
 Xe chở chất thải chưa qua xử lý được quản lý bởi Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường An Sinh

Được điết, Công ty Môi trường An Sinh được Tổng Cục môi trường cấp giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại (CTNH). Theo đó, giấy phép hành nghề quản lý CTNH của Công ty Môi trường An Sinh có mã số QLCTNH:1-2-3-4.024VX và được phép xử lý 327 mã chất thải.

Hóa ra, địa điểm đổ thải này này chính là bãi tập kết vật liệu xây dựng của gia đình bà Bùi Thị Xoa. Thậm chí, những đặc điểm nhận dạng của chiếc xe mang BKS: 17C-112.00, nhãn hiệu HOWO dùng để chở chất thải của Công ty Môi trường An Sinh có thể thấy rõ trong bãi đựng chất thải của hộ gia đình bà Xoa.

leftcenterrightdel
 Chiếc xe BKS 17C-112.00 xuất hiện tại bãi thải của gia đình bà Xoa

Được biết năm 2017, Sở Tài nguyên & Môi trường Hải Dương đã tiến hành thanh tra đối với Công ty Môi trường An Sinh. Kết quả thanh tra cho thấy, Công ty Môi trường An Sinh có tồn tại vi phạm về bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên & Môi trường đã xử phạt vi phạm của Công ty số tiền là 23 triệu đồng về hành vi thực hiện chưa đúng nội dung Hồ sơ đăng ký kèm theo Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại (tự ý di chuyển khu vực rửa bao bì cứng ra khu vực rửa bao bì mềm, chuyển khu vực rửa xe ra khu vực rửa bao bì mềm).

Giữa năm 2020, Nhà máy xử lý rác thải của Công ty Cổ phần Công nghệ môi trường An Sinh cũng từng bị phản ánh do nhiều năm gây bức xúc dư luận về tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng môi trường, từ việc đốt rác thải và xử lý chất thải nguy hại… đến xả thải gây ô nhiễm nguồn nước và sản xuất của người dân tại xã Hoàng Diệu và Hồng Hưng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.

Đại diện chính quyền thôn, ông Nguyễn Văn Đợi, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Phong Lâm, xác nhận: “Người dân Phong Lâm gần khu vực nhà máy xử lý rác thải của Công ty An Sinh thường xuyên kiến nghị việc đốt rác gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và đặc biệt thường xuyên hít thở mùi hôi thối. Trước đây, việc xả thải của Công ty An Sinh đã làm ảnh hưởng đến diện tích ruộng của người dân gần khu vực nhà máy, Công ty đã thỏa thuận, dàn hòa việc đền bù thiệt hại. Diện tích ruộng của người dân thôn Phong Lâm ở xung quanh nhà máy xử lý rác thải (hiện do người tên Quàng - ở huyện Cẩm Giàng) thuê lại toàn bộ để canh tác. Công ty An Sinh đã nhiều lần muốn được nhượng lại một số diện tích ruộng gần nhà máy, nơi gần nguồn xả thải nhưng ông Quàng không đồng ý sang nhượng. Hàng năm, giữa Công ty An Sinh và ông Quàng đã có sự thỏa thuận về đền bù thiệt hại diện tích lúa, do Công ty xả thải làm ảnh hưởng nên không thấy có ý kiến gì”.

leftcenterrightdel
 Ông Nguyễn Văn Đợi, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Phong Lâm (bên phải)

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao việc đổ thải trái phép gây ô nhiễm môi trường của hộ gia đình bà Bùi Thị Xoa diễn ra liên tục từ năm này qua năm khác, chính quyền 2 cấp xã và huyện đều biết nhưng không có cách nào xử lý dứt điểm? Phải chăng giữa gia đình bà Xoa và Công ty Môi trường An Sinh có sự móc nối, liên quan tới nhau, tạo thành một liên minh khó có thể xử lý?

Nguồn
Link bài gốc