Nghịch lý giải ngân lươn lẹo?

Theo phản ánh của anh Ng Đ Sĩ, qua tìm hiểu trên Facebook, Zalo về quảng cáo của tư vấn viên có tên là Trần Vũ Quốc Phương thuộc Công ty tài chính Vay Credit (có văn phòng thường trú tại số 25 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội), anh Sĩ đã được giới thiệu cho vay nhanh, giải ngân nhanh với các gói ưu đãi tính lãi suất thấp. Nhân viên tư vấn giới thiệu các suất cho vay khác nhau tuỳ theo nhu cầu vay của khách.


 Hợp đồng đã lập cho anh Ng Đ Sĩ nghịch lý

 Hợp đồng mập mờ chuyển tám triệu ( ghi sáu triệu ) 

 

Ngày 25/9/ 2021, anh Ng Đ Sĩ được nhân viên tư vấn Trần Vũ Quốc Phương làm hợp đồng cho vay một khoản tiền 20.000.000 triệu đồng với mức lãi suất 0,1% kỳ hạn 12 tháng hoàn thành.

Điều đáng nói là sau khi làm hợp đồng qua mạng xong, được thông báo đã chuyển tiền thành công, nhưng anh Sĩ kiểm tra tài khoản không thấy tiền về nên đã khiếu nại. Anh Sĩ được tư vấn viên Trần Vũ Quốc Phương thông báo: tài khoản của anh bị treo nên tiền chưa về tài khoản được và yêu cầu anh Sĩ nạp số tiền 36.000.000 triệu đồng để tài khoản được thông.

Sau khi anh Sĩ phải đi vay lãi ngày để nạp tiền vào để được giải ngân như tư vấn viên hướng dẫn, tư vấn viên lại yêu cầu đóng thêm 56.000.000 triệu đồng mới hoàn thành thủ tục. Như vậy, anh Sĩ phải đóng nạp vào tổng cộng 92.000.000 triệu đồng mới vay được khoản tiền 20.000.000 triệu đồng.

Theo như hợp đồng soạn thảo:

Khoản vay 20.000.000 triệu đồng,

Anh Sĩ nạp lần 1 số tiền 36.000.000 triệu đồng,

Anh Sĩ nạp lần 2 số tiền 56.000.000 triệu đồng để làm thủ tục,

Vậy tổng cộng: 112.000.000 triệu đồng khi hoàn thành hợp đồng tiền mới về tài khoản.

Tiền chưa về tài khoản của anh Sĩ thì bên Vay Credit đã tính lãi suất, trong khi đó anh Sĩ đã phải chuyển ngược lại 36.000.000 triệu đồng cho Công ty Vay Credit. 

Khách hàng khiếu nại bị Quản lý và tư vấn thách đi kiện

Do anh Sĩ phải đi vay lãi ngày để đóng vào cho Công ty Vay Credit và khiếu nại thì Quản lý có tên Phương Phương ở Zalo của Công ty Credit có trụ sở chính tại Sài Gòn nói: nếu anh không đợi được thì tuỳ anh, hay anh cảm thấy không chấp nhận thì đi kiện ở đâu thì tuỳ anh. 


 

Quản lý đại diện tại Sài Gòn 

 Tư vấn viên tại Hà Nội

 

Anh Sĩ cảm thấy rất lo lắng về số tiền 36.000.000 triệu đồng của mình đã chuyển nạp cho Công ty Vay Credit và phải gánh khoản lãi suất của khoản vay 20.000.000 triệu đồng mà anh chưa được thụ hưởng.

Phóng viên đã phỏng vấn Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật về trường hợp này. Luật sư Diệp Năng Bình cho biết, theo hồ sơ hợp đồng, Công ty tài chính Vay Credit sai phạm có dấu hiệu lừa đảo khách hàng. Do đó anh Ng Đ Sĩ có quyền kiện Công ty Vay Credit ra trước pháp luật.

Theo quy định tại Điều 174 – Bộ luật hình sự năm 2015 về  tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

Các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

– Về hành vi. Có hành vi dùng thủ đoạn gian dốỉ để chiếm đoạt tài sản.

Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động… (ví dụ: Kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.

Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.

Như vậy, có thể phân biệt với những trường hợp dùng thủ đoạn gian dối khác, chẳng hạn dùng thủ đoạn cân, đong, đo, đếm gian dối chỉ nhằm ăn gian, bớt hàng của khách hàng hoặc để bán hàng giả để thu lợi bất chính thì không cấu thành tội này mà cấu thành tội lừa dối khách hàng hoặc tội buôn bán hàng giả.

Lưu ý: Thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa giao tài sản cho kẻ phạm tội hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phải nhận.

Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng), thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

P.V


Nguồn https://coinguon.vn
Link bài gốc

https://coinguon.vn/cms/news-management/news-create